Hàn Quốc từng được khen ngợi vì những nỗ lực sáng tạo trong khống chế đại dịch, từ nước bị COVID-19 tấn công nghiêm trọng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc, đến chỗ chỉ còn vài ca bệnh cách đây 1 tuần.
Nhưng số ca mắc liên quan đến các câu lạc bộ đêm ở Seoul đang làm tăng lo ngại về nguy cơ bùng lên làn sóng thứ hai cũng như thái độ bảo thủ, kỳ thị đồng tính gia tăng trong xã hội.
Trong số 35 ca mắc mới, 29 trường hợp liên quan đến Itaewon, “quận của người đồng tính” ở Seoul, theo số liệu từ Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), nâng tổng số ca bệnh liên quan đến các câu lạc bộ đêm lên 86.Nhân viên y tế phun khử trùng tại khu Itaewon, Seoul, ngày 11/5. Ảnh: Yonhap
Nhân viên y tế phun khử trùng tại khu Itaewon, Seoul, ngày 11/5. Ảnh: Yonhap
Một thanh niên 29 tuổi ở Yongin mắc COVID-19. Anh này đã đến Itaewon khi chưa có triệu chứng, khiến ít nhất 1.500 người có nguy cơ phơi nhiễm virus. Sau khi Kookmin Ilbo, một báo địa phương, đưa tin rằng nơi mà người đàn ông đến chơi là các câu lạc bộ dành cho người đồng tính. Nhiều báo chí Hàn Quốc cũng viết theo hướng này, tiết lộ không chỉ danh tính của khách hàng mà cả tuổi và nơi làm việc của họ.
Sự chú ý của báo chí tăng lên mức độ mới khi một người đàn ông mắc COVID-19 khác bị phát hiện từng đến phòng tắm hơi dành cho người thuộc nhóm LGBT (người đồng tính, song tính, chuyển giới) ở Gangnam, dẫn đến hàng loạt bài viết về chủ đề đồng tính trên báo in và báo mạng. Các bài viết cụ thể, cùng với cách tầm soát và xét nghiệm tỉ mỉ của Hàn Quốc, khiến nhiều người trong cộng đồng LGBT cho biết họ cảm thấy sợ xét nghiệm và thậm chí muốn tự tử. Giới chức cho biết họ không thể liên lạc với 3.112 người trong các câu lạc bộ.
“Tôi thừa nhận mắc sai lầm lớn vì đã đến quận của người đồng tính khi tình hình COVID-19 chưa ổn định hoàn toàn. Nhưng đến nơi đó là khoảng thời gian duy nhất tôi có thể là chính mình và vui chơi với những người giống mình. Trong cả tuần, tôi luôn phải giả vờ thích phụ nữ”, Lee Young Wu, một thanh niên đồng tính độ tuổi 30, nói với báo Guardian.
Giả vờ là người bình thường
Hôm 9/5, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun, kêu gọi người dân “không chỉ trích một cộng đồng cụ thể vì điều đó sẽ không có lợi cho những nỗ lực khống chế dịch bệnh”.
Lee Jong-geol, giám đốc Chingusai – nhóm nhân quyền của người đồng tính Hàn Quốc, nói với báo Guardian rằng nhóm này đang tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho những người bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Ông cho biết các quan chức Seoul nhờ nhóm khuyến khích những người đồng tính từng đến câu lạc bộ đi xét nghiệm.
“Tôi hiểu rằng các công chức muốn tìm ra cách thuận tiện để làm việc của họ, nhưng họ nên nhận ra rằng người đồng tính ở Hàn Quốc không phải đều là thành viên của một nhóm. Các quan chức đang xử lý tình hình giống như với nhà thờ Tân Thiên Địa, nhưng chúng tôi không phải một giáo phái”, ông Lee nói.
“Tôi phải mất cả tuần để lấy dũng khí đi xét nghiệm. Tôi phải luyện nói câu: “Vâng, tất nhiên tôi không phải người đồng tính”, thậm chí phải ghi âm giọng nói của mình nhiều lần để kiểm tra xem nghe có tự nhiên không. Tôi còn đăng cả ảnh các cầu thủ bóng đá và nghệ sĩ hip-hop Hàn Quốc lên tài khoản mạng xã hội để giả vờ là đàn ông bình thường. Tôi cũng sẵn sàng tìm việc khác. Hóa ra tôi không mắc bệnh, nhưng tôi khóc rất nhiều khi nhận được tin nhắn, không phải vì không nhiễm virus mà vì tôi thực sự ghét là người đồng tính ở đất nước này”, Min Jaeyoung, 27 tuổi, nói với Guardian.
Lee Jae-myung, tỉnh trưởng tỉnh Gyeonggi gần Seoul, nơi có nhiều người mắc bệnh, cho rằng có thể để mọi người đi xét nghiệm và chỉ cần khai đã đến vùng dịch chứ không cần đề cập tên câu lạc bộ họ từng vào.
Nhưng số ca mắc liên quan đến các câu lạc bộ đêm ở Seoul đang làm tăng lo ngại về nguy cơ bùng lên làn sóng thứ hai cũng như thái độ bảo thủ, kỳ thị đồng tính gia tăng trong xã hội.
Trong số 35 ca mắc mới, 29 trường hợp liên quan đến Itaewon, “quận của người đồng tính” ở Seoul, theo số liệu từ Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), nâng tổng số ca bệnh liên quan đến các câu lạc bộ đêm lên 86.Nhân viên y tế phun khử trùng tại khu Itaewon, Seoul, ngày 11/5. Ảnh: Yonhap
Nhân viên y tế phun khử trùng tại khu Itaewon, Seoul, ngày 11/5. Ảnh: Yonhap
Một thanh niên 29 tuổi ở Yongin mắc COVID-19. Anh này đã đến Itaewon khi chưa có triệu chứng, khiến ít nhất 1.500 người có nguy cơ phơi nhiễm virus. Sau khi Kookmin Ilbo, một báo địa phương, đưa tin rằng nơi mà người đàn ông đến chơi là các câu lạc bộ dành cho người đồng tính. Nhiều báo chí Hàn Quốc cũng viết theo hướng này, tiết lộ không chỉ danh tính của khách hàng mà cả tuổi và nơi làm việc của họ.
Sự chú ý của báo chí tăng lên mức độ mới khi một người đàn ông mắc COVID-19 khác bị phát hiện từng đến phòng tắm hơi dành cho người thuộc nhóm LGBT (người đồng tính, song tính, chuyển giới) ở Gangnam, dẫn đến hàng loạt bài viết về chủ đề đồng tính trên báo in và báo mạng. Các bài viết cụ thể, cùng với cách tầm soát và xét nghiệm tỉ mỉ của Hàn Quốc, khiến nhiều người trong cộng đồng LGBT cho biết họ cảm thấy sợ xét nghiệm và thậm chí muốn tự tử. Giới chức cho biết họ không thể liên lạc với 3.112 người trong các câu lạc bộ.
“Tôi thừa nhận mắc sai lầm lớn vì đã đến quận của người đồng tính khi tình hình COVID-19 chưa ổn định hoàn toàn. Nhưng đến nơi đó là khoảng thời gian duy nhất tôi có thể là chính mình và vui chơi với những người giống mình. Trong cả tuần, tôi luôn phải giả vờ thích phụ nữ”, Lee Young Wu, một thanh niên đồng tính độ tuổi 30, nói với báo Guardian.
Giả vờ là người bình thường
Hôm 9/5, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun, kêu gọi người dân “không chỉ trích một cộng đồng cụ thể vì điều đó sẽ không có lợi cho những nỗ lực khống chế dịch bệnh”.
Lee Jong-geol, giám đốc Chingusai – nhóm nhân quyền của người đồng tính Hàn Quốc, nói với báo Guardian rằng nhóm này đang tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho những người bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Ông cho biết các quan chức Seoul nhờ nhóm khuyến khích những người đồng tính từng đến câu lạc bộ đi xét nghiệm.
“Tôi hiểu rằng các công chức muốn tìm ra cách thuận tiện để làm việc của họ, nhưng họ nên nhận ra rằng người đồng tính ở Hàn Quốc không phải đều là thành viên của một nhóm. Các quan chức đang xử lý tình hình giống như với nhà thờ Tân Thiên Địa, nhưng chúng tôi không phải một giáo phái”, ông Lee nói.
“Tôi phải mất cả tuần để lấy dũng khí đi xét nghiệm. Tôi phải luyện nói câu: “Vâng, tất nhiên tôi không phải người đồng tính”, thậm chí phải ghi âm giọng nói của mình nhiều lần để kiểm tra xem nghe có tự nhiên không. Tôi còn đăng cả ảnh các cầu thủ bóng đá và nghệ sĩ hip-hop Hàn Quốc lên tài khoản mạng xã hội để giả vờ là đàn ông bình thường. Tôi cũng sẵn sàng tìm việc khác. Hóa ra tôi không mắc bệnh, nhưng tôi khóc rất nhiều khi nhận được tin nhắn, không phải vì không nhiễm virus mà vì tôi thực sự ghét là người đồng tính ở đất nước này”, Min Jaeyoung, 27 tuổi, nói với Guardian.
Lee Jae-myung, tỉnh trưởng tỉnh Gyeonggi gần Seoul, nơi có nhiều người mắc bệnh, cho rằng có thể để mọi người đi xét nghiệm và chỉ cần khai đã đến vùng dịch chứ không cần đề cập tên câu lạc bộ họ từng vào.