Tin Tức Trái với kì vọng, Trạng Quỳnh đem chuyện đồng tính – cưỡng bức vào phim đầy phản cảm

  • Người đăng Vinhconheo
  • Start date
Vinhconheo

Vinhconheo

8/6/20
65
0
1
31
Việt Nam Đồng
0.00đ
Credits
$0
(Bài viết có tiết lộ nội dung phim)

Phim Tết Trạng Quỳnh trước khi ra mắt được đánh giá là dự án gây hiếu kì nhất với khán giả Việt. Bởi đây là phim "khai xuân" được đầu tư nhất, khán giả còn tò mò chờ xem bởi các trích đoạn gây cười lăn lộn của Trấn Thành, dàn diễn viên trừ nam chính gồm các sao Việt đang được quan tâm và được đạo diễn Siêu Sao Siêu Ngố – phim Việt Tết 2018 đạt trăm tỉ. Tuy nhiên, khi ra rạp mới biết, ngoài nội dung nhạt nhẽo, đầy rẫy những kiểu đùa vô duyên, Trạng Quỳnh còn gây ức chế với những "miếng" hài lấy đề tài đồng tính và cưỡng hiếp ra làm trò đùa với hy vọng chọc cười khán giả.



Nhóm bạn gặp phải tên cướp cạn đồng tính trên đường đến kinh thành và tên thảo khấu đòi sẽ "cưỡng bức" một trong ba người.


Xuyên suốt Trạng Quỳnh, có không dưới 3 lần đạo diễn mang yếu tố đồng tính ra để… đùa. Lần đầu tiên là khi nhóm bạn: Quỳnh (Quốc Anh), Điềm (Nhã Phương) và Xẩm (Trấn Thành) gặp một băng cướp trên đường lên kinh thành. Nhóm này chặn đường ba người bạn và gã thủ lĩnh đòi… cưỡng bức một trong ba người. Xẩm tưởng Điềm gặp nạn liền lao đến giải cứu nhưng thật ra người mà gã thảo khấu muốn "tận hưởng" lại chính là… Xẩm? Gã bế thốc Xẩm lên và đặt lên xe bò chuẩn bị cho màn cưỡng bức trước sự chứng kiến của hai người bạn??



Quỳnh và Điểm ngồi nhìn Xẩm bị làm hại.


Lần thứ hai là khi Xẩm đột nhập vào tù cứu Quỳnh ra. Một người dân thường hiền lành bỗng nhiên trà trộn được vào tù nhờ phương pháp là… gạ tình một anh lính canh đồng tính? Sau khi thực hiện việc này thành công trót lọt Xẩm còn bình luận nôm na là "Chuyện tình cảm của những người lính này rất là… khó nói"?



Xẩm trà trộn vào tù cứu bạn được là nhờ đã… gạ tình với một anh lính canh đồng tính?


Lần cuối cùng yếu tố đồng tính và cưỡng hiếp bị đem ra đùa là vào cuối phim, khi nhân vật phản diện là Trịnh Bá (Công Dương) bị trừng phạt cho tội lỗi của mình bằng cách: Bị ép quan hệ đồng giới trong suốt… ngày 7 đêm 3 tới mức phát điên?



Trịnh Bá vì quá độc ác nên cuối phim phải chịu bị… ép quan hệ đồng giới trong 7 ngày 3 đêm?


Ngoài ra, nhân vật Điềm của Nhã Phương còn phải hứng chịu một trò đùa cực kỳ thô tục giữa hai gã nam nhân trong Trạng Quỳnh, một là giữa Trịnh Bá và gã còn lại là nhân vật chính diện, Quỳnh. Trong phim, sau khi cướp được bức ảnh họa chân dung Điềm của Quỳnh, Trịnh Bá ngang nhiên… vẽ đè lên bức ảnh gốc của Quỳnh một bức chân dung Điềm nhưng với… hai bầu ngực trần thô thiển. Quỳnh lúc này nổi nóng phản kháng: "Đó không phải là do tôi vẽ, Điềm không có… to như vậy!". Không biết chuyện hai gã đàn ông bình phẩm về bộ ngực trần của người phụ nữ đang đứng ngay trước mặt mình có phải là chuyện "bình thường" ở thời phong kiến hay không.

Đồng ý là chi tiết vẽ ngực trần của người phụ nữ được gọi là dâm thư và thể hiện được sự dâm loạn của Trịnh Bá, nhưng chi tiết này lại không cần thiết và chẳng đóng vai trò rõ ràng nào trong tuyến kịch bản mà chỉ đơn thuần là hỗ trợ cho câu đùa tiếp theo của Quỳnh. Anh chàng nhân vật chính diện của phim cũng hùa vào bình phẩm… ngực của Điềm cùng với chính kẻ thù của mình, chứng tỏ hai gã đàn ông, cùng yêu Điềm nhưng không gã nào có chút xíu tôn trọng nào dành cho cô. Cô Điềm cuối cùng có trao thân gửi phận cho ai cũng như đi vào hang cọp.



Điềm rồi cũng mở lòng với Quỳnh, đáng tiếc là sai người!


Những câu đùa của Trạng Quỳnh trở nên phản cảm và vô duyên khi chúng khắc họa những hình ảnh sai lệch với bản chất, đồng thời khiến cho khán giả có ấn tượng xấu về những nhân vật được nhắc đến. Trong phim, hình ảnh người đồng tính bị đánh đồng là những kẻ hiếp dâm và ấu dâm một cách cẩu thả. Nhân vật đồng tính trong phim bị khắc họa như một kẻ cuồng dâm và nhiệm vụ của hắn ta trong phim chỉ có đi… cưỡng hiếp Xẩm và Trịnh Bá. Khó chịu hơn nữa là ở phần phụ đề tiếng Anh của phim, nhân vật đồng tính bị nhắc tới bằng từ "Pedophile", nghĩa là ấu dâm. Và trong phần giới thiệu nhân vật cũng để tên nhân vật là… kẻ ấu dâm. Vậy thì có khác nào đánh đồng ấu dâm, hiếp dâm và đồng tính là một đâu?

Ngoài ra, ý đồ của đạo diễn là gì khi sắp đặt "bản án phạt" dành cho nhân vật phản diện như thế? Trịnh Bá bị nhốt vào một cái cũi và đem ra vứt trơ trọi ở địa bàn của gã thảo khấu cứ như là bị đem đi "hiến tế" cho kẻ hiếp dâm. Sau đó hắn bị tên cướp cạn kia ép quan hệ cho tới khi phát điên?

Cần lưu ý rằng đạo diễn Đức Thịnh đã nhiều lần khẳng định mình làm phim lấy bối cảnh dân gian, nhưng thể loại phim này tuy mang nhiều yếu tố hư cấu là những bài học về đạo đức mà dân gian muốn răn dạy con cháu đời sau. Ví dụ như Ăn Khế Trả Vàng, người anh trai tham lam thì bị ném xuống biển… Vậy còn đối với Trạng Quỳnh, đạo diễn đang muốn truyền dạy điều gì với tác phẩm "dân gian" của mình? Kẻ ở ác sẽ bị… ép quan hệ đồng giới? Từ khi nào quan hệ đồng giới và cưỡng hiếp lại trở thành một loại hình phạt cho những kẻ phản diện? Xét về thông điệp tác phẩm, khó mà nhận định đây là tác phẩm kể chuyện tốt, huống hồ gì mong đợi ở tác phẩm này nội dung có chiều sâu. Đối với khán giả trẻ, phim thiếu thông điệp rõ ràng, đối với khán giả trưởng thành, Trạng Quỳnh càng chứa nhiều chi tiết gây phản cảm.

Về phần xuất hiện của Trần Quốc Anh, sở hữu ngoại hình tươi mới, giàu năng lượng, diễn xuất của anh chàng dù được Trấn Thành trợ diễn rất nhiều, vẫn là một điểm yếu ở Trạng Quỳnh. Điều đáng tiếc khác ở phim này là Nhã Phương. Vốn được rỉ tai nhau là ôm bụng bầu những tháng đầu thai kì mà đi đóng phim, có xem Trạng Quỳnh mới thấy với những cú té đập đầu vào tường, chạy đôn chạy đáo đầy mạo hiểm trong thời kì "an thai trọng điểm", diễn xuất và sự lăn xả của cô rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Trạng Quỳnh là sự đầu tư sai chỗ. Đứng giữa một cốt truyện không đủ tròn trịa, sự thay đổi trong diễn xuất của cô nàng "mít ướt" này gần như không thể nhận ra.



Xẩm đưa mắt nhìn theo tên tội phạm đồng tính.


Trạng Quỳnh đang công chiếu từ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán (tức ngày 5/2/2019).
 

Bài tương tự