Tin Tức Nỗi khổ của cộng đồng LGBT ở Hàn Quốc: Bị xem như dân thứ cấp, không dám sống đúng với giới tính vì đâu đâu cũng kỳ thị

  • Người đăng Vinhconheo
  • Start date
Vinhconheo

Vinhconheo

8/6/20
65
0
1
31
Việt Nam Đồng
0.00đ
Credits
$0
Nhắc đến Hàn Quốc, chắc hẳn ai cũng nhớ ngay đến một quốc gia phát triển bậc nhất khu vực và thậm chí còn rất nổi cộm trên bản đồ thế giới. Không chỉ vậy, xứ sở kim chi còn là nơi sản sinh ra những xu hướng mới từ công nghệ kỹ thuật cho đến thời trang. Tuy nhiên, do vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ Nho giáo nên con người Hàn Quốc lại khá bảo thủ và “chậm chạp” trong các thay đổi liên quan đến vấn đề xã hội, tiêu biểu là cái nhìn dành cho cộng đồng những người đồng tính LGBT.



Từ năm 2003, đồng tính không còn bị “gắn mác” là tục tĩu và gây hại ở Hàn Quốc nhưng sự phân biệt đối xử dành cho cộng đồng này vẫn không hề thuyên giảm theo thời gian. Chủ trương của chính phủ là không kỳ thị và kêu gọi mọi người chấp nhận sự đa dạng giới nhưng thực tế, cộng đồng LGBT ở xứ sở kim chi khẳng định họ không nhận được sự bảo vệ và tôn trọng nhất định trong cuộc sống hàng ngày.

LGBT là một cộng đồng khép kín ở Hàn Quốc. Chúng tôi tồn tại nhưng rất khó để được chấp nhận là một công dân bình thường trong xã hội. Mọi người cho rằng chúng tôi bị khiếm khuyết hoặc mắc bệnh tâm lý. Dù giới y khoa phủ nhận điều này nhưng rất nhiều người Hàn Quốc vẫn giữ quan điểm như vậy” – Natalie (tên đã được thay thế), một người nữ chuyển giới chia sẻ.

Ở Hàn Quốc, người đồng tính bị gọi là dân thứ cấp. Chính vì vậy nên người dân nơi đây vốn bảo thủ nay lại càng không dám thể hiện chính mình, cứ thế mà giấu diếm giới tính thật để giữ các mối quan hệ xã hội và công việc. Năm 2017, khảo sát của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc cho thấy có đến 92,6% người đồng tính cho biết họ cảm thấy lo sợ bị trở thành đối tượng bị xã hội ghét bỏ. Một khảo sát khác do Gallup thực hiện cùng năm cho ra kết quả 58% người Hàn phản đối hôn nhân đồng giới, 34% ý kiến ủng hộ và 8% bỏ phiếu trắng.




Số liệu này phản ánh cái nhìn của người Hàn Quốc dành cho cộng đồng LGBT nhưng đồng thời cũng có phần hợp lý. Do tỷ lệ sinh nơi đây đang rơi xuống mức thấp nhất trong số các quốc gia phát triển nên việc mọi người phản đối hôn nhân đồng tính hoàn toàn có cơ sở. Vậy nhưng, đây chỉ là nguyên nhân rất nhỏ so với các yếu tố khác như áp lực xã hội khiến người Hàn không mặn mà kết hôn, thậm chí là chẳng muốn hẹn hò, chứ đừng nói đến sinh con. Cộng đồng LGBT chỉ là đang sống đúng giới tính thật và không có lý do gì để họ phải nhận trách nhiệm cải thiện tỷ lệ sinh của cả đất nước.

Nếu một người nào đó quyết định come out ở nơi làm việc, họ không bị sa thải nhưng không tránh được sự trêu chọc của đồng nghiệp, bị cô lập và mọi mối quan hệ đều trở nên ngượng ngùng” – Natalie chia sẻ lesbian chịu nhiều thiệt thòi hơn vì không chỉ là người đồng tính mà còn là phụ nữ.

Đàn ông Hàn Quốc bắt buộc phải trải qua 18 tháng thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều này gây ra trở ngại cho tất cả những người chuyển giới.

Khi tôi đi kiểm tra sức khỏe vào đầu những năm 2000, tôi nhìn thấy một cô gái đứng cạnh một sĩ quan cấp cao. Lúc đó, tôi cho rằng cô ấy là bạn gái của 1 chàng trai nào đó chuẩn bị lên đường nhập ngũ vì người này không ngừng khóc. Mãi một lúc sau tôi mới biết cô gái kia là nữ chuyển giới nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Khi ấy, tôi nghe 1 sĩ quan nói với cô ấy rằng: ‘Bây giờ chúng tôi phải làm gì với cô đây? Làm sao cô có thể sống như vậy chứ’”.



Những năm gần đây, quân đội Hàn Quốc vướng cáo buộc kỳ thị và tẩy chay người đồng tính. Họ thậm chí còn sử dụng ứng dụng hẹn hò để kiểm tra quân nhân đồng tính. Theo Tổ chức theo dõi nhân quyền, quân nhân có thể bị bắt và phạt tù cao nhất 2 năm nếu bị bắt gặp hành vi đồng tính trong quân ngũ.

Dù hiện tại, luật pháp Hàn Quốc đã hỗ trợ người chuyển giới không phải nhập ngũ nhưng họ vẫn nhận về sự đối xử bất công từ xã hội.

Người chuyển giới gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm. Bởi vì mỗi công việc tại đây đều đưa ra tiêu chuẩn rõ ràng dành cho nam và nữ. Nếu bạn không có vẻ ngoài nữ tính thì rất khó để kiếm được một công việc phù hợp dành cho nữ. Chính vậy nên cơ hội việc làm dành cho người chuyển giới vô cùng hạn chế” – Natalie nói. Đây cũng là lý do người chuyển giới Hàn Quốc thường xin làm những công việc không yêu trình chứng minh thư để tránh bị kỳ thị. Bù lại, đó hầu hết là việc có thu nhập thấp.






Những bộ phim xoay quanh đề tài đồng tính luôn gây ra nhiều tranh cãi ở Hàn Quốc.


Hàn Quốc là đất nước coi trọng ngoại hình và nổi tiếng với trình độ thẩm mỹ phát triển. Họ rất thoáng trong việc chỉnh sửa những đường nét trên gương mặt nhưng các trung tâm thẩm mỹ lại rất ít thực hiện các ca chuyển giới. Đây là nhận xét của ông Joy Kang, giám đốc điều hành của dịch vụ hướng dẫn du lịch y tế Eunogo.

Hàn Quốc có xu hướng thẩm mỹ chỉnh sửa gương mặt và các liệu trình chăm sóc da nhưng lại rất ít khi thực hiện các ca phẫu thuật chuyển giới. Tôi nghĩ chính phủ cũng không khuyến khích việc này” – ông Joy Kang cho biết.




Bên cạnh các cuộc diễu hành của cộng đồng LGBT là không ít những cuộc biểu tình phản đối đồng tính.


Nói vậy nhưng không có nghĩa là Hàn Quốc giữ khư khư cái nhìn tiêu cực về giới LGBT. Bản thân Natalie cũng thấy được sự thay đổi dù không nhiều. Bằng chứng số lượng người tham dự buổi diễu hành của cộng đồng đồng tính mỗi năm lại càng gia tăng, dù ngay gần đó diễn ra cuộc biểu tình phản đối đồng tính. Không ít người chuyển giới thậm chí còn đến cùng bố mẹ cho thấy thế hệ lớn tuổi đang dần chấp nhận giới tính thứ 3. Có thể thấy đây là tín hiệu tốt dành cho cộng đồng LGBT ở Hàn Quốc, họ rồi sẽ được sống và đối xử như “người bình thường” trên chính đất nước của mình.

(Nguồn: SCMP)
 

Bài tương tự