V
Vinhconheo
Sau khi bài viết thể hiện quan điểm về những tình tiết phản cảm trong phim Trạng Quỳnh được đăng tải đã gây ra một hiệu ứng bất ngờ, đó là khá nhiều cư dân mạng vào bình luận và cho rằng những câu đùa ấy của nhà làm phim rất "vui" và "duyên". Trạng Quỳnh sau 6 ngày chiếu Tết vẫn thu về hơn 70 tỉ đồng doanh thu và những bình luận khen phim của nhiều khán giả.
Những câu bình luận tưởng như đồng tình và tán dương các chi tiết gây cười dựa trên những người đồng tính nghe mà "lạnh xương sống". Số đông khán giả dường như vẫn cảm thấy vui với việc đem những người đồng tính, những tình huống về hiếp dâm ra để đùa.
Comment "kinh dị" nhất".
Đáng sợ hơn nữa, bản thân người làm phim cũng thể hiện khá rõ quan điểm tương tự khi anh trả lời một tờ báo mạng về những chi tiết giới tính, cưỡng bức như sau: “Việc triển khai một tình tiết có chứa yếu tố nhạy cảm liên quan đến giới tính, với Trạng Quỳnh là tình tiết cưỡng bức của nhân vật thảo khấu (kẻ cướp ở nơi rừng núi hẻo lánh), dễ tạo nên hai luồng dư luận, ủng hộ và chỉ trích. Bình thường, trong một bộ phim có tình tiết cưỡng gian, cánh khán giả mày râu sẽ bất bình về việc xây dựng hình ảnh đàn ông của mình không sạch sẽ. Tương tự, khi Trạng Quỳnh có tình tiết cưỡng gian giữa nam – nam, các khán giả thuộc cộng đồng LGBT phản ứng mạnh mẽ cũng là điều dễ hiểu”.
Nói như vậy, ý đạo diễn có nghĩa là anh đã có thể đem chi tiết "cưỡng gian" ra để đùa, nhưng như vậy sẽ làm bất bình khán giả "mày râu". Vì vậy anh đã quyết định đem… chi tiết đồng tính và cưỡng bức ra để đùa ư?
Một cư dân mạng đã bình luận "Xưa nay bóng gió luôn làm trò cười cho thiên hạ. Tất nhiên những người bình thường thì chả bao giờ bị người khác đem làm trò cười nên sẽ không hiểu". Câu nói này thật chua chát nhưng lại nói đúng vào trọng tâm của phần lớn khán giả. Nhiều người không đứng được vào vị trí của người đồng tính, hay của nạn nhân bị cưỡng hiếp để nhìn nhận vấn đề. Nên họ sẽ không thể nào hiểu được cái cảm giác bị người khác đem ra làm trò cười là như thế nào.
Một comment khá thực tế và đắng lòng.
Tại sao cứ hễ nhắc đến yếu tố LGBTQ là lại bị gọi là "nhạy cảm"? Đó là vì phần lớn các thành viên trong cộng đồng đều từng gặp qua những trải nghiệm kinh khủng trong quá khứ. Chắc ai cũng phải vài lần trong tuổi thơ bị bạn bè, người lớn trêu chọc là "pê đê, xăng pha nhớt…" rồi phá lên cười. Nhiều người cho tới bây giờ vẫn phải đối mặt với những câu đùa cợt vô tâm nhưng không vô hại như vậy mỗi ngày.
Những câu nói đùa ấy dĩ nhiên là vô hại với những người nói và những ai không phải nạn nhân. Miệng lưỡi người đời chỉ chọc cho vui nhưng những nạn nhân thì tổn thương cả một thời gian dài. Chính vì vậy mà mới có tình trạng nhiều thành viên của cộng đồng LGBTQ phải sống trái với con người thật của mình bằng mọi giá, cho dù phải lừa dối và tổn thương đến người khác. Tất cả là vì những câu "đùa" tưởng như vô hại ấy.
Đối với những nạn nhân của hiếp dâm cũng vậy. Trải nghiệm ấy tác động đến họ mạnh tới nỗi nhiều nạn nhân của hiếp dâm bị tổn thương về tinh thần mãi mãi, họ không thể hồi phục được và chỉ cần mỗi khi nhắc đến cái tên của kẻ hiếp dâm thôi cũng làm họ khiếp sợ. Ở chi tiết này, Quỳnh Búp Bê đã khai thác tinh tế và nhân văn hơn Trạng Quỳnh rất nhiều.
Mỗi khi nghe thấy câu "Dượng đây!" của gã cưỡng bức mình ngày bé, thì Quỳnh lại tái xanh mặt và như mất đi thần trí. Ý đang nói ở đây là bị cưỡng hiếp, hiếp dâm là một trải nghiệm cực kỳ kinh khủng và hành vi đó là một tội ác làm tổn thương nghiêm trọng đến một tâm hồn. Nếu để mua vui cho cả 100,000 người mà làm tổn thương dù chỉ một người thôi cũng là điều không xứng đáng. Vì nội tâm, trải nghiệm của bất cứ ai trong chúng ta cũng đều quý giá, xin đừng để tiếng cười của mình làm tổn hại đến tâm hồn của bất cứ ai.
"Quỳnh Búp Bê" lại áp dụng chi tiết cưỡng bức một cách chân thực hơn.
Nếu hôm đó, người bị tên thảo khấu chọn là Điềm thì đã khác.
Đặt ngược lại vấn đề, nếu bạn là người ngồi xem Trạng Quỳnh và thấy những chi tiết về đồng tính và hiếp dâm là vui thì xin hãy thử trải qua một lần bị chúng bạn chọc cười, ném đá vì là "pê đê", thử xem từ đó trở đi bạn có còn thấy vui? Hoặc xin hãy thử bị cưỡng bức một lần rồi sau đó đi xem lại Trạng Quỳnh để cảm nhận sự khác biệt.
Nếu người xem thỏa hiệp với những yếu tố gây hài trong Trạng Quỳnh, và cho rằng đó là những "góc nhìn" chấp nhận được về hai yếu tố đồng tính và hiếp dâm, thì vô tình chúng ta đang du nhập vào trong trí óc một cách nhìn nhận vấn đề cực kỳ tai hại về những trải nghiệm nỗi đau của kẻ khác.
Đồng ý là hài Tết thì xem chỉ để cho vui thôi chứ ai mà lại đi suy nghĩ quá nhiều, nhưng chính vì không suy nghĩ nhiều mà chúng ta đã vô thức chấp nhận cách lí giải của Trạng Quỳnh về đồng tính và cưỡng bức. Theo cách lí giải của phim, thì tên thảo khấu kia mà cưỡng bức Điềm thì sẽ rất nghiêm trọng, nhưng vì hắn quay qua đòi hãm hại Xẩm, nên mọi thứ lại thành ra… hài hước. Không! Hiếp dâm là một tội ác cho dù nạn nhân có là bất cứ ai, và nó không nên được nói "giảm nhẹ" qua một sự đùa cợt.
Câu thoại hết hồn của Xẩm: "Chuyện tình ái của những người lính… khó nói lắm".
Những góc nhìn mà Trạng Quỳnh cung cấp sẽ tiếp tục cho phép chúng ta vô cảm trước nỗi đau của người khác. Chúng ta vẫn sẽ cười trước những tình tiết cưỡng hiếp, đồng tính miễn là chúng ta còn thấy nó vui, chỉ cần vẫn còn có những người như đạo diễn phim Trạng Quỳnh "duyên dáng" đem những yếu tố ấy ra làm miếng hài, thì khán giả vẫn sẽ thấy nó vui.
Cái gì lâu cũng sẽ thành thói quen và những tràng cười của chúng ta từ phim đến lúc nào đó sẽ bước ra đời thật. Từ việc trêu đùa một hai người đồng tính trên màn ảnh đến việc hùa nhau chọc ghẹo một cậu bé/ cô bé nào đó ngoài đời, từ tiếng cười vô tư trong rạp chiếu phim đến tiếng cười tàn ác và làm tổn thương một tâm hồn cách nhau chỉ bởi một suy nghĩ.
Nhìn đâu xa, hãy nhìn ngay đến đạo diễn Charlie Nguyễn và phim Để Hội Tính (Để Mai Tính phần hai). Năm 2014 khi Để Hội Tính ra rạp đã phải hứng chịu một cơn mưa chỉ trích từ phía khán giả vì thể hiện hình tượng người chuyển giới qua nhân vật Hương Hội (Thái Hòa) một cách diêm dúa. Nhưng đó là chuyện của 5 năm về trước, giờ đây đạo diễn Charlie Nguyễn hầu như không còn khai thác về hình tượng người đồng tính, chuyển giới nữa. Thậm chí năm 2017, khi Em Chưa 18 ra rạp, đạo diễn Lê Thanh Sơn và nhà sản xuất Charlie Nguyễn còn đưa một nhân vật đồng tính vào hội bạn thân của Linh Đan (Kaity Nguyễn), nhân vật chính của phim như một công nhận về sự hiện diện của các thành viên LGBTQ trong các cộng đồng xã hội. Đối với Hồn Papa, Da Con Gái thì đạo diễn Charlie Nguyễn lại chọn cách khai thác kiểu hài tình huống cùng với diễn xuất phối hợp của cha con Kaity Nguyễn – Thái Hòa.
Nhân vật Hội từng gánh chịu rất nhiều chỉ trích, nhưng đó là chuyện của 5 năm trước.
Nhân vật đồng tính xuất hiện trong "Em Chưa 18" với một tạo hình thời thượng, duyên dáng và đã trở thành một thành viên "không thể thiếu" của một nhóm bạn thân.
Nếu so với những phim gần đây hơn, thì Mỹ Tâm với vai trò đạo diễn trong Chị Trợ Lý Của Anh lại chọn cách thể hiện sự hài hước qua phong cách rất "ngầu" và chất của mình, Lật Mặt của đạo diễn Lý Hải thì lại khai thác những tình tiết dở khóc dở cười trong chuyến phiêu lưu ngược đời, kì lạ của Lật Mặt Ba Chàng Khuyết. Vẫn có rất nhiều cách để hài hước nhưng không chạm đến nỗi đau của ai cả.
Trạng Quỳnh thể hiện sự vô cảm và thiếu thấu hiểu của người làm phim về cuộc sống, về những cộng đồng mà anh ta chưa từng tiếp xúc, đào sâu tìm hiểu. Cái anh ta làm chỉ phản chiếu cho cái anh cho rằng: đó là "thị hiếu của khán giả". Xin khán giả hãy dừng lại một chút trước khi cười vào những tình tiết hiếp dâm hay đồng tính.
Vì nếu khán giả không cười trước những miếng hài vô cảm nữa, thì sẽ không còn đạo diễn nào muốn lôi người khác ra làm trò cười để đáp ứng nhu cầu xem phim hài của khán giả. Lúc đó các nhà làm phim sẽ phải nâng cấp tư duy làm phim của mình lên để sản xuất ra những sản phẩm "duyên" hơn chứ không còn quá tầm thường như Trạng Quỳnh. Vì quyền quyết định lựa chọn xem những gì ngoài rạp, trước nay vẫn luôn nằm trong tay khán giả.
Những câu bình luận tưởng như đồng tình và tán dương các chi tiết gây cười dựa trên những người đồng tính nghe mà "lạnh xương sống". Số đông khán giả dường như vẫn cảm thấy vui với việc đem những người đồng tính, những tình huống về hiếp dâm ra để đùa.
Comment "kinh dị" nhất".
Đáng sợ hơn nữa, bản thân người làm phim cũng thể hiện khá rõ quan điểm tương tự khi anh trả lời một tờ báo mạng về những chi tiết giới tính, cưỡng bức như sau: “Việc triển khai một tình tiết có chứa yếu tố nhạy cảm liên quan đến giới tính, với Trạng Quỳnh là tình tiết cưỡng bức của nhân vật thảo khấu (kẻ cướp ở nơi rừng núi hẻo lánh), dễ tạo nên hai luồng dư luận, ủng hộ và chỉ trích. Bình thường, trong một bộ phim có tình tiết cưỡng gian, cánh khán giả mày râu sẽ bất bình về việc xây dựng hình ảnh đàn ông của mình không sạch sẽ. Tương tự, khi Trạng Quỳnh có tình tiết cưỡng gian giữa nam – nam, các khán giả thuộc cộng đồng LGBT phản ứng mạnh mẽ cũng là điều dễ hiểu”.
Nói như vậy, ý đạo diễn có nghĩa là anh đã có thể đem chi tiết "cưỡng gian" ra để đùa, nhưng như vậy sẽ làm bất bình khán giả "mày râu". Vì vậy anh đã quyết định đem… chi tiết đồng tính và cưỡng bức ra để đùa ư?
Một cư dân mạng đã bình luận "Xưa nay bóng gió luôn làm trò cười cho thiên hạ. Tất nhiên những người bình thường thì chả bao giờ bị người khác đem làm trò cười nên sẽ không hiểu". Câu nói này thật chua chát nhưng lại nói đúng vào trọng tâm của phần lớn khán giả. Nhiều người không đứng được vào vị trí của người đồng tính, hay của nạn nhân bị cưỡng hiếp để nhìn nhận vấn đề. Nên họ sẽ không thể nào hiểu được cái cảm giác bị người khác đem ra làm trò cười là như thế nào.
Một comment khá thực tế và đắng lòng.
Điểm nhạy cảm, trải nghiệm xấu của người khác không bao giờ là trò mua vui
Tại sao cứ hễ nhắc đến yếu tố LGBTQ là lại bị gọi là "nhạy cảm"? Đó là vì phần lớn các thành viên trong cộng đồng đều từng gặp qua những trải nghiệm kinh khủng trong quá khứ. Chắc ai cũng phải vài lần trong tuổi thơ bị bạn bè, người lớn trêu chọc là "pê đê, xăng pha nhớt…" rồi phá lên cười. Nhiều người cho tới bây giờ vẫn phải đối mặt với những câu đùa cợt vô tâm nhưng không vô hại như vậy mỗi ngày.
Những câu nói đùa ấy dĩ nhiên là vô hại với những người nói và những ai không phải nạn nhân. Miệng lưỡi người đời chỉ chọc cho vui nhưng những nạn nhân thì tổn thương cả một thời gian dài. Chính vì vậy mà mới có tình trạng nhiều thành viên của cộng đồng LGBTQ phải sống trái với con người thật của mình bằng mọi giá, cho dù phải lừa dối và tổn thương đến người khác. Tất cả là vì những câu "đùa" tưởng như vô hại ấy.
Đối với những nạn nhân của hiếp dâm cũng vậy. Trải nghiệm ấy tác động đến họ mạnh tới nỗi nhiều nạn nhân của hiếp dâm bị tổn thương về tinh thần mãi mãi, họ không thể hồi phục được và chỉ cần mỗi khi nhắc đến cái tên của kẻ hiếp dâm thôi cũng làm họ khiếp sợ. Ở chi tiết này, Quỳnh Búp Bê đã khai thác tinh tế và nhân văn hơn Trạng Quỳnh rất nhiều.
Mỗi khi nghe thấy câu "Dượng đây!" của gã cưỡng bức mình ngày bé, thì Quỳnh lại tái xanh mặt và như mất đi thần trí. Ý đang nói ở đây là bị cưỡng hiếp, hiếp dâm là một trải nghiệm cực kỳ kinh khủng và hành vi đó là một tội ác làm tổn thương nghiêm trọng đến một tâm hồn. Nếu để mua vui cho cả 100,000 người mà làm tổn thương dù chỉ một người thôi cũng là điều không xứng đáng. Vì nội tâm, trải nghiệm của bất cứ ai trong chúng ta cũng đều quý giá, xin đừng để tiếng cười của mình làm tổn hại đến tâm hồn của bất cứ ai.
"Quỳnh Búp Bê" lại áp dụng chi tiết cưỡng bức một cách chân thực hơn.
Nếu hôm đó, người bị tên thảo khấu chọn là Điềm thì đã khác.
Đặt ngược lại vấn đề, nếu bạn là người ngồi xem Trạng Quỳnh và thấy những chi tiết về đồng tính và hiếp dâm là vui thì xin hãy thử trải qua một lần bị chúng bạn chọc cười, ném đá vì là "pê đê", thử xem từ đó trở đi bạn có còn thấy vui? Hoặc xin hãy thử bị cưỡng bức một lần rồi sau đó đi xem lại Trạng Quỳnh để cảm nhận sự khác biệt.
Trạng Quỳnh khiến cho khán giả "chấp nhận" một tư tưởng "hài hước" về người đồng tính và nạn hiếp dâm, một điều không hề nhân văn
Nếu người xem thỏa hiệp với những yếu tố gây hài trong Trạng Quỳnh, và cho rằng đó là những "góc nhìn" chấp nhận được về hai yếu tố đồng tính và hiếp dâm, thì vô tình chúng ta đang du nhập vào trong trí óc một cách nhìn nhận vấn đề cực kỳ tai hại về những trải nghiệm nỗi đau của kẻ khác.
Đồng ý là hài Tết thì xem chỉ để cho vui thôi chứ ai mà lại đi suy nghĩ quá nhiều, nhưng chính vì không suy nghĩ nhiều mà chúng ta đã vô thức chấp nhận cách lí giải của Trạng Quỳnh về đồng tính và cưỡng bức. Theo cách lí giải của phim, thì tên thảo khấu kia mà cưỡng bức Điềm thì sẽ rất nghiêm trọng, nhưng vì hắn quay qua đòi hãm hại Xẩm, nên mọi thứ lại thành ra… hài hước. Không! Hiếp dâm là một tội ác cho dù nạn nhân có là bất cứ ai, và nó không nên được nói "giảm nhẹ" qua một sự đùa cợt.
Câu thoại hết hồn của Xẩm: "Chuyện tình ái của những người lính… khó nói lắm".
Những góc nhìn mà Trạng Quỳnh cung cấp sẽ tiếp tục cho phép chúng ta vô cảm trước nỗi đau của người khác. Chúng ta vẫn sẽ cười trước những tình tiết cưỡng hiếp, đồng tính miễn là chúng ta còn thấy nó vui, chỉ cần vẫn còn có những người như đạo diễn phim Trạng Quỳnh "duyên dáng" đem những yếu tố ấy ra làm miếng hài, thì khán giả vẫn sẽ thấy nó vui.
Cái gì lâu cũng sẽ thành thói quen và những tràng cười của chúng ta từ phim đến lúc nào đó sẽ bước ra đời thật. Từ việc trêu đùa một hai người đồng tính trên màn ảnh đến việc hùa nhau chọc ghẹo một cậu bé/ cô bé nào đó ngoài đời, từ tiếng cười vô tư trong rạp chiếu phim đến tiếng cười tàn ác và làm tổn thương một tâm hồn cách nhau chỉ bởi một suy nghĩ.
Có muôn vẻ cách gây cười, sao cứ phải chọn cách đem người khác ra mua vui?
Nhìn đâu xa, hãy nhìn ngay đến đạo diễn Charlie Nguyễn và phim Để Hội Tính (Để Mai Tính phần hai). Năm 2014 khi Để Hội Tính ra rạp đã phải hứng chịu một cơn mưa chỉ trích từ phía khán giả vì thể hiện hình tượng người chuyển giới qua nhân vật Hương Hội (Thái Hòa) một cách diêm dúa. Nhưng đó là chuyện của 5 năm về trước, giờ đây đạo diễn Charlie Nguyễn hầu như không còn khai thác về hình tượng người đồng tính, chuyển giới nữa. Thậm chí năm 2017, khi Em Chưa 18 ra rạp, đạo diễn Lê Thanh Sơn và nhà sản xuất Charlie Nguyễn còn đưa một nhân vật đồng tính vào hội bạn thân của Linh Đan (Kaity Nguyễn), nhân vật chính của phim như một công nhận về sự hiện diện của các thành viên LGBTQ trong các cộng đồng xã hội. Đối với Hồn Papa, Da Con Gái thì đạo diễn Charlie Nguyễn lại chọn cách khai thác kiểu hài tình huống cùng với diễn xuất phối hợp của cha con Kaity Nguyễn – Thái Hòa.
Nhân vật Hội từng gánh chịu rất nhiều chỉ trích, nhưng đó là chuyện của 5 năm trước.
Nhân vật đồng tính xuất hiện trong "Em Chưa 18" với một tạo hình thời thượng, duyên dáng và đã trở thành một thành viên "không thể thiếu" của một nhóm bạn thân.
Nếu so với những phim gần đây hơn, thì Mỹ Tâm với vai trò đạo diễn trong Chị Trợ Lý Của Anh lại chọn cách thể hiện sự hài hước qua phong cách rất "ngầu" và chất của mình, Lật Mặt của đạo diễn Lý Hải thì lại khai thác những tình tiết dở khóc dở cười trong chuyến phiêu lưu ngược đời, kì lạ của Lật Mặt Ba Chàng Khuyết. Vẫn có rất nhiều cách để hài hước nhưng không chạm đến nỗi đau của ai cả.
Tạm kết
Trạng Quỳnh thể hiện sự vô cảm và thiếu thấu hiểu của người làm phim về cuộc sống, về những cộng đồng mà anh ta chưa từng tiếp xúc, đào sâu tìm hiểu. Cái anh ta làm chỉ phản chiếu cho cái anh cho rằng: đó là "thị hiếu của khán giả". Xin khán giả hãy dừng lại một chút trước khi cười vào những tình tiết hiếp dâm hay đồng tính.
Vì nếu khán giả không cười trước những miếng hài vô cảm nữa, thì sẽ không còn đạo diễn nào muốn lôi người khác ra làm trò cười để đáp ứng nhu cầu xem phim hài của khán giả. Lúc đó các nhà làm phim sẽ phải nâng cấp tư duy làm phim của mình lên để sản xuất ra những sản phẩm "duyên" hơn chứ không còn quá tầm thường như Trạng Quỳnh. Vì quyền quyết định lựa chọn xem những gì ngoài rạp, trước nay vẫn luôn nằm trong tay khán giả.