D
dungtran17
Bạn hãy ghi nhớ công thức luộc gà đông lạnh này, sẽ hữu ích lắm đấy.
Thịt gà là loại thực phẩm dễ ăn, vừa phổ biến trong mâm cơm hàng ngày đồng thời cũng là món không thể thiếu trong các mâm cao cỗ đầy, cúng giỗ. Theo quan điểm khoa học thì thịt gà được xếp vào nhóm thịt trắng được cho là tốt hơn so với thịt đỏ, do ít cholesterol hơn, chứa protein dễ hấp thu vào cơ thể hơn, dồi dào chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe và não bộ… Đây cũng là loại thịt có thể chế biến thành nhiều món ăn, hợp khẩu vị nhiều người.
Ngày nay, thịt gà đông lạnh không phải là hiếm. Ý tôi nói cả thịt do các cửa hàng trữ lạnh và cả việc bạn mua gà tươi về nhà đông lạnh do không dùng hết nữa. Ưu điểm của việc đông lạnh là giúp thịt gà bảo quản được lâu. Tuy nhiên, nhược điểm của việc đông lạnh là thịt sau khi rã đông, nấu lên sẽ bị bở, không giòn da, thịt không chắc.
Ưu điểm của việc đông lạnh là giúp thịt gà bảo quản được lâu, không cần phải nấu cả con gà trong trường hợp ít người ăn. (Ảnh: Internet)
Tôi cũng thường xuyên gặp vấn đề này và sau một khóa học nấu ăn tại trung tâm nọ, tôi đã hiểu ra mình sai ở điểm nào, cần thay đổi những gì. Hóa ra, theo lời giáo viên hướng dẫn, để thịt gà được ngon sau khi đông lạnh thì cần phải lưu ý cả khâu trữ đông lẫn rã đông, lúc nấu.
Theo đó, thịt gà phải để thật ráo nước (có thể dùng khăn sạch, khăn giấy) thấm khô thịt rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ. Sau 2 giờ, bạn mới tiến hành cấp đông thịt gà. Nhớ bọc thịt thật kín để thịt không khô, mất nước.
Khi muốn dùng thịt gà, bạn nên chuyển thịt gà đông lạnh vào ngăn mát tủ lạnh vài giờ, để thịt gà thay đổi nhiệt độ từ từ. Khi thịt đã hoàn toàn tan đá, bạn có thể mang ra ngoài chế biến. Nếu bạn không tuân thủ nguyên tắc này, thời gian nấu sẽ kéo dài hơn, từ đó thịt bị tơi, khô và mất chất ngọt.
Khi thịt đã hoàn toàn tan đá, bạn có thể mang ra ngoài chế biến. (Ảnh: wendy thomas)
Đến lúc luộc gà, tôi đặt gà nằm ngửa trong nồi, lưng ở đáy nồi. Làm như thế thì thịt sẽ chín đều hơn bởi lưng gà lâu chín hơn những bộ phận khác. Sau đó, đổ nước mát ngập thịt gà rồi mới luộc. Tôi không dùng nước nóng cũng không nấu nước nóng mới bỏ thịt gà vào bởi nếu làm thế, thịt gà sẽ không vàng da mà dễ bị thâm đen, da gà cũng không dai ngon nữa. Quan trọng hơn, khi luộc tôi sẽ đậy vung, nhiệt sẽ được lan tỏa đều trong nồi, giúp thịt gà nhanh chín hơn, giảm thời gian nấu đi, da gà sẽ dai hơn, thịt vẫn giữ được độ ngọt.
Cũng nhờ sau lần đi học nấu ăn ấy về, tôi biết cách luộc gà đông lạnh ngon tuyệt cú mèo, tự tin luộc gà cho mẹ chồng. Sau lần tôi trổ tài, mẹ chồng đã ngại ngùng đi theo tôi hỏi bí quyết luộc gà đông lạnh.
Bạn cũng lưu công thức luộc gà đông lạnh này nhé, hữu ích lắm đấy.
Thịt gà là loại thực phẩm dễ ăn, vừa phổ biến trong mâm cơm hàng ngày đồng thời cũng là món không thể thiếu trong các mâm cao cỗ đầy, cúng giỗ. Theo quan điểm khoa học thì thịt gà được xếp vào nhóm thịt trắng được cho là tốt hơn so với thịt đỏ, do ít cholesterol hơn, chứa protein dễ hấp thu vào cơ thể hơn, dồi dào chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe và não bộ… Đây cũng là loại thịt có thể chế biến thành nhiều món ăn, hợp khẩu vị nhiều người.
Ngày nay, thịt gà đông lạnh không phải là hiếm. Ý tôi nói cả thịt do các cửa hàng trữ lạnh và cả việc bạn mua gà tươi về nhà đông lạnh do không dùng hết nữa. Ưu điểm của việc đông lạnh là giúp thịt gà bảo quản được lâu. Tuy nhiên, nhược điểm của việc đông lạnh là thịt sau khi rã đông, nấu lên sẽ bị bở, không giòn da, thịt không chắc.
Ưu điểm của việc đông lạnh là giúp thịt gà bảo quản được lâu, không cần phải nấu cả con gà trong trường hợp ít người ăn. (Ảnh: Internet)
Tôi cũng thường xuyên gặp vấn đề này và sau một khóa học nấu ăn tại trung tâm nọ, tôi đã hiểu ra mình sai ở điểm nào, cần thay đổi những gì. Hóa ra, theo lời giáo viên hướng dẫn, để thịt gà được ngon sau khi đông lạnh thì cần phải lưu ý cả khâu trữ đông lẫn rã đông, lúc nấu.
Theo đó, thịt gà phải để thật ráo nước (có thể dùng khăn sạch, khăn giấy) thấm khô thịt rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ. Sau 2 giờ, bạn mới tiến hành cấp đông thịt gà. Nhớ bọc thịt thật kín để thịt không khô, mất nước.
Khi muốn dùng thịt gà, bạn nên chuyển thịt gà đông lạnh vào ngăn mát tủ lạnh vài giờ, để thịt gà thay đổi nhiệt độ từ từ. Khi thịt đã hoàn toàn tan đá, bạn có thể mang ra ngoài chế biến. Nếu bạn không tuân thủ nguyên tắc này, thời gian nấu sẽ kéo dài hơn, từ đó thịt bị tơi, khô và mất chất ngọt.
Khi thịt đã hoàn toàn tan đá, bạn có thể mang ra ngoài chế biến. (Ảnh: wendy thomas)
Đến lúc luộc gà, tôi đặt gà nằm ngửa trong nồi, lưng ở đáy nồi. Làm như thế thì thịt sẽ chín đều hơn bởi lưng gà lâu chín hơn những bộ phận khác. Sau đó, đổ nước mát ngập thịt gà rồi mới luộc. Tôi không dùng nước nóng cũng không nấu nước nóng mới bỏ thịt gà vào bởi nếu làm thế, thịt gà sẽ không vàng da mà dễ bị thâm đen, da gà cũng không dai ngon nữa. Quan trọng hơn, khi luộc tôi sẽ đậy vung, nhiệt sẽ được lan tỏa đều trong nồi, giúp thịt gà nhanh chín hơn, giảm thời gian nấu đi, da gà sẽ dai hơn, thịt vẫn giữ được độ ngọt.
Cũng nhờ sau lần đi học nấu ăn ấy về, tôi biết cách luộc gà đông lạnh ngon tuyệt cú mèo, tự tin luộc gà cho mẹ chồng. Sau lần tôi trổ tài, mẹ chồng đã ngại ngùng đi theo tôi hỏi bí quyết luộc gà đông lạnh.
Bạn cũng lưu công thức luộc gà đông lạnh này nhé, hữu ích lắm đấy.